Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

BizLIVE - Theo tờ trình cổ đông, Maritime Bank muốn xin cổ đông thông qua việc sáp nhập một tổ chức tín dụng khác vào Maritime Bank.


Ảnh minh họa.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) vừa công bố tài liệu Đại hội cổ đông thường niêm 2014.

Theo tờ trình cổ đông của ngân hàng này, Maritime Bank muốn xin cổ đông thông qua việc sáp nhập một tổ chức tín dụng khác vào Maritime Bank.

Ngân hàng xin cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị chủ động phê duyệt, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung tại đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ ngân hàng sau sáp nhập và phương án phát hành cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi cổ phần...

Đồng thời, ủy quyền cho Hội đồng quản trị Maritime Bank thực hiện các thủ tục cần thiết khác để tiến hành sáp nhập thành công.

Như vậy, đây là ngân hàng thứ 2 trong năm 2014 xin cổ đông thông qua việc sáp nhập.

Trước đó, cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã STB) cũng đã thông qua việc sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) trong 2014.

Mới đây, tại tài liệu trình cổ đông, Southern Bank cũng đã có tờ trình xin cổ đông thông qua việc sáp nhập với Sacombank.

Liên quan đến việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã cho biết, trong 9 tổ chức tín dụng tái cơ cấu đợt 1 chỉ còn GP Bank, đơn vị này cũng đang trong quá trình đàm phán với đối tác nước ngoài mua lại 100% vốn GP Bank.

“Tới đây, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp thanh tra hoặc thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán chất lượng tín dụng nhằm tiếp tục tái cấu trúc một số tổ chức tín dụng mới, trong đó sẽ xử lý từ 6 - 7 ngân hàng qua hình thức sáp nhập, đưa số ngân hàng giải thể, rút giấy phép từ trước đến nay lên từ 7 - 10 ngân hàng", Thống đốc Bình cho biết.

Hồi đầu tháng 4/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn dũng cũng đã đồng ý về nguyên tắc cho Ngân hàng Nhà nước mua, chuyển nhượng cổ phần, chuyển quyền làm đại diện chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại.

Đây cũng là một cơ sở nhằm tạo thuận lợi hơn trong việc tái cơ cấu và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tại các tổ chức tín dụng trong hệ thống.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét